Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Lại chuyện "Ở bẩn sống lâu"

Vệ sinh sạch sẽ qua mức có thể gây nên bệnh Alzheimer?

Người dân ở các nước giàu đang có nguy cơ bị bệnh này cao hơn vì họ ít tiếp xúc với vi khuẩn hơn.

 Could GOOD hygiene cause Alzheimer's? People in wealthy countries are at 'greater risk' as they have less contact with bacteria

·                                 Nghiên cứu đã khảo sát mối liên hệ giữa vệ sinh và căn bệnh Alzheimer's tại 192 quốc gia.
·                                 Ở các nước có nguồn nước uống sạch, tỷ lệ người bị bệnh Alzheimer's cao hơn 9%.
·                                 Các nước ít bị bệnh nhiễm trùng hơn có tỷ lệ người bị bệnh Alzheimer's cao hơn 12%.
PUBLISHED:  | UPDATED: 

Các nhà khoa học cho rằng: Sống vệ sinh sạch sẽ quá mức có thể góp phần làm tăng các ca bị Alzheimer’s ở các quốc gia phát triển.

Các nhà khoa học đã tìm ra mối quan hệ giữa ‘Thuyết vệ sinh’ và căn bệnh này; một giả thuyết cho rằng, việc không tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh, các virus và các ký sinh trùng làm hại cho hệ miễn dịch- và đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ người bị bệnh Alzheimer’s ở các nước giàu cao hơn.

Thực tế chỉ ra rằng, ở các nước có nguy cơ nhiễm trùng tương đối thấp, tỷ lệ người bị Alzheimer’s cao hơn.

Tương tự, điều kiện vệ sinh tốt hơn song hành với hiện tượng ngày càng có nhiều dân thành phố bị căn bệnh thần kinh này.

Nghiên cứu phát hiên ra mối quan hệ rất đáng chú ý giữa sự thịnh vượng và mức độ vệ sinh của các quốc gia với số bệnh nhân Alzheimer's.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge đã nghiên cứu mối liên hệ giữa vệ sinh và tỷ lệ người dân bị bệnh Alzheimer's ở 192 nước có mức độ giàu và nghèo khác nhau.

Theo đó, các môi trường sống sạch sẽ có thể làm cho hệ miễn dịch kém phát triển hơn và có thể làm cho não bị phù nề do Alzheimer’s.

Dr Molly Fox, chủ nhiệm đề tài nói: “ ‘Thuyết vệ sinh’- quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa môi trường sống càng vệ sinh thì càng có nguy cơ bị một số bệnh dị ứng và bệnh do không tự miễn dịch- là rất rõ ràng”.

 “Chúng tôi tin rằng, bây giờ chúng ta cũng đã có thể đưa thêm bệnh Alzheimer’s vào danh sách các bệnh có liên quan đến vệ sinh”.


Môi trường sống vệ sinh tại các nước phát triển làm cho con người ít tiếp xúc với một loạt các loại vi khuẩn. Điều này có thể làm cho hệ thống miễn dịch phát triển kém và có thể làm cho não bộ phù nề do bị Alzheimer’s.

 ‘Những phát hiện quan trọng này là cơ sở để dự báo tình trạng bệnh tật của thế giới trong tương lai, nhất là tại các nước đang phát triển vì điều kiện vệ sinh ngày càng được cải thiện.”

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các nước được tiếp cận với nguồn nước uống sạch, như LH Anh, Pháp, có tỷ lệ dân bị Alzheimer’s cao hơn 9% so với các nước có số dân được dùng nước sạch chỉ bằng ½ các nước phát triển, như Kenia và Căm pu chia.

Các nước có tỷ lệ bệnh nhiễm trùng thấp hơn rất nhiều như Thụy sỹ, Ai-len lại có tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer’s cao hơn đến 12% so với những nước có tye lệ bệnh nhiễm trùng cao như Trung quốc và Ghana.

Các nước có hơn ¾ dân số sống ở thành thị như LH Anh và Úc, có số người bị bệnh này cao hơn 10% so với các nước như Bangladesh và Nepal, nơi chỉ có 10% dân sống ở thành thị.

Nói tóm lại, sự khác nhau về mức độ vệ sinh, bệnh nhiễm trùng và tỷ lệ đô thị hóa chiếm 33%, 36% và 28% trong nguyên nhân gây nên sự khác nhau trong tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer’s giữa các quốc gia.

Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng bệnh Alzheimer’s ít ảnh hưởng đến Mỹ latinh, Trung quốc và Ấn độ hơn so với Châu Âu.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng: Thm chí, trong các khu vực nói trên, số dân sống ở thành thị bị Alzheimer’s nhiều hơn ở nông thôn.

Thuyết vệ sinh dựa trên quan điểm cho rằng việc không cho cơ thể tiếp xúc với ‘bẩn’ dưới dạng các vi khuẩn và các loại vi trùng gây nhiễm trùng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các tế bào bạch cầu, các thành phần chính của hệ miễn dịch.

Đặc biệt, các tế bào T của hệ miễn dịch được cho là bị ảnh hưởng nhiều. Tế bào T có các chức năng khác nhau, kể cả tấn công và tiêu diệt các kẻ thù bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và giữ vai trò thống lĩnh các bộ phận khác trong hệ miễn dịch.

MỘT SỐ tế bào được gán cho cái tên “điều tiếtcó vai trò thống lĩnh, chỉ huy hệ thống miễn dịch khi không còn khả năng kiểm soát. Khi các tế bào T điều tiết mất khả năng điều tiết thì có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng và bệnh không tự miễn dịch.

Việc thiếu các tế bào T điều tiết là nguyên nhân gây phù nề cho não thường thấy ở các bệnh nhân Alzheimer’s.


Ngày nay, có hơn 50% số dân bị Alzheimer’s sống ở các nước đang phát triển, con số này dự tính sẽ tăng lên 70% vào năm 2025.

 “Việc tiếp xúc với các vi khuẩn là rất quan trọng để điều tiết hệ thống miễn dịch” các nhà nghiên cứu đã viết như thế.

Họ nói thêm rằng, kể từ khi đô thị hóa toàn cầu bắt đầu tăng lên vào cuối thế kỷ 19, dân số của nhiều nền thịnh vượng thế giới ngày càng ít được tiếp xúc với những vi khuẩn “thân thiện” do họ dần không phải tiếp xúc với súc vật, phân và đất”.

 “Tuổi thọ ngày càng tăng và bệnh Alzheimer’s ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển chính là một trong những thách thức lớn nhất trong thời đại chúng ta” vị tiến sỹ trưởng đề tài nói.

Ông nói thêm: “Ngày nay, có hơn 50% số dân bị Alzheimer’s sống ở các nước đang phát triển, con số này dự tính sẽ tăng lên 70% vào năm 2025.”

 “Việc nhận thức tốt hơn rằng, vệ sinh môi trường sống ảnh hưởng đến nguy cơ bị Alzheimer’s như thế nào, có thể mở ra một con đường mới cho cả chiến lược xây dựng lối sống và chiến lược phát triển ngành dược nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh Alzheimer’s”
Thuyết vệ sinh thường được cho là chủ yếu nói về thời thơ ấu, khi mà hệ miễn dịch vẫn đang phát triển.
Nhưng đối với Alzheimer’s, các nhà khoa học lại cho rằng, việc tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng trong suốt cuộc đời của một con người cũng có thể rất quan trọng.

Là bởi vì số lượng tế bào T điều tiết lại đạt tối đa tại một số thời điểm khác nhau trong cuộc đời, ví dụ ở tuổi vị thành niên và tuổi trung niên.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Tiến hóa, Y học và Y tế cộng đồng - the journal Evolution, Medicine and Public Health.

48 nhận xét:

  1. Hihi... Ở bẩn sống lâu... ăn sạch chóng chết...Chân lý ấy ngẫm mãi... hình như đúng anh ạ (Ví như mấy người bị mắc bệnh tay nhặt lá chân đá ống bơ chẳng hạn... bẩn thỉu thế nhưng họ có chết ngay đâu :)) :))) -Tèm Tém Tem... TEM VÀNG của em cớ được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TEM VÀNG cho cô giáo ngày khai trường!
      Lạ lắm họ dãi nắng dầm mưa ăn toàn thứ thiu thôi....
      Mình cứ ăn lạ bụng một tý là Tào Tháo đuổi! Lạ thật!

      Xóa
  2. He he he, mấy con trâu bò, hà mã... sống thọ lắm đấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sống lâu hay chóng của lũ này là con người có muốn thịt hay không thôi!

      Xóa
  3. Rứa cho nên từ nay em Ngựa sẽ ở bẩn!Để còn chờ ...bế cháu nội nữa. He he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để bồng chắt mới đáng nói chơ bồng cháu thì chả mấy chốc!

      Xóa
  4. Đúng là "Ở bẩn sống lâu"
    http://upanh.vn88.com/images/2013/09/05/Untitled-1z9yX4.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [img]http://upanh.vn88.com/images/2013/09/05/Untitled-1z9yX4.jpg[/img]

      Xóa
    2. Vâng đang cố ăn bẩn để khỏi bị bệnh khỏi quên đây!

      Xóa
  5. “Việc tiếp xúc với các vi khuẩn là rất quan trọng để điều tiết hệ thống miễn dịch” Hì, ở bẩn sống lâu, Sóc chấp nhận ở sạch vừa phải thôi! Thấy bây giờ thiên hạ ra đường khẩu trang kín mít mà bênh về đường hô hấp hình như tăng lên! :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì chỉ cần một làn quên khảu trang là bị ốm ngay thôi!

      Xóa
  6. Hì... lại củng cố cho lý thuyết " ở Bẩn " mà Lão bà bà này rất cổ súy. vừa đỡ mất thời gian, vừa đỡ tốn tiền, vừa khỏe mạnh!
    Hi...
    Nhưng đứng về mặt y học mà nói thì nên tiếp xúc với môi trường xung quanh, chứ tuyệt đối đừng ăn bẩn, ở bẩn . Kinh chết !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy! Đừng ngại tiếp xúc. Đừng bắt con cháu mình ngồi trong tủ kín chẳng dám cho ra đường. Hệ miễn dich nó như một gã con cưng. Nếu không cho trải nghiệm, va chạm cuộc sống thì bất cứ ai cũng có thể bắt nạt.

      Xóa
  7. Sang thăm anh đọc được thông tin hữu ích. hj
    Tối thứ năm vui anh nhé!

    Trả lờiXóa
  8. ở bẩn sống lâu, vậy mà mụ vợ mai phương thúy của em cứ đêm nào cũng xô em vô nhà tắm hoài. ạc ạc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì cô ấy muốn em chóng quên để cô ấy đi kiếm lão khác đây! Cảnh giác!

      Xóa
  9. Thôi, từ nay chẳng cần tổng vệ sinh, quét dọn làm gì lắm cho mệt. Cứ ở bẩn cho sống lâu!

    Trả lờiXóa
  10. Cái này có lý lắm: trong ưu có khuyết, vô trung sinh hữu...
    Mấy người già đạt kỷ lục Guinness hình như không quan tâm sống 'sạch' lắm, mà sống 'tự nhiên' thôi...
    LB sang thăm bạn TT, chúc chiều vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc thế nên họ thông minh và không bị lẫn khi về già đúng không ạ?

      Xóa
  11. Tôi phải cố ở bẩn để khỏi mắc bệnh quên của thế kỷ 21. Xin học tập anh TT để khỏi ăn rồi lại đòi ăn nữa... Chúc cả nhà cuối tuần vui, khỏe, hạnh phúc. Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi! Chúc chị những ngày nghỉ thoải mái chị nhé!

      Xóa
  12. Những thông tin rất hay
    Cũng đừng bẩn quá
    Cũng không sạch quá
    Vừa phải là được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TT ghét nhất là bà xã đi quét lại nhà khi TT vừa làm xong!

      Xóa
  13. Em ở bẩn chắc sống lâu lắm anh Thành nhỉ!
    Em ghé qua thăm anh nè! Lâu quá rôi mới có dịp! Chúc anh khỏe và dịch nhiều bài hay nữa nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một blogger mà TT đã chờ quá lâu. Đi buôn chắc lãi chứ? Hôm nào nhớ khao nhé!

      Xóa
  14. Co nhung loai vi trung vo hai lai co loi cho he mien nhiem VA tot cho suc khoe

    Trả lờiXóa
  15. Túm lại là ... ở bẩn có thể sống lâu hả anh ? hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh không biết:
      Ở bẩn sống lâu, người Tầu bảo thế!

      Xóa
  16. Túm lại là cái gì cũng vừa vừa hai phải anh nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy em! Cái gì cần gắp thì gắp, cái gì dùng tay thì nên dùng tay đừng có sợ quá dùng đũa gắp thì mất cả ngon hihi

      Xóa
  17. Sang thăm Anh là Đóm lại có thêm chút kiến thức trong cuộc sống thường ngày. Bọn trẻ chúng em vì cơm áo gạo tiền, gia đình, con cái nên ko còn thời gian để tìm tòi. Những entry của Anh đã đưa những thông tin hữu ích cho mọi người. Cám ơn Anh rất nhiều . Chúc Anh cuối tuần như ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như sắp tới những bài dịch như thế này nhà nước cấm đăng dấy. Thế là TT chẳng biết viết gì. Thơ thì kém, văn thì dở...huhu

      Xóa
  18. GHÉ THĂM ANH, BÀI VIẾT HAY ANH HAI ƠI. PV CHÚC ANH TỐI VUI VẺ HP

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn PV, Tuần này TT lu bu quá ít qua nhà các bạn quá! Đại xá nhé!

      Xóa
  19. Ở bẩn sống lâu...Thế mà hay!

    Trả lờiXóa
  20. ở dơ thì sống lâu ( truyền miệng của bà con em nghe đồn dzậy )
    ở sạch quá thì tỉ lệ thuận với bịnh... Alzheimer ( theo chia sẻ của anh )
    Còn em thấy ở dơ quá thì...dễ bị tiêu chảy, thổ tả... nhiều khi không biết có thọ tới ...già để tận hưởng cảm giác khi nhớ khi quên của bịnh Alzheimer không nữa ?! hì hì

    Đùa với anh chút cho vui, theo chân anh, lần đầu snag thăm nhà anh cho biết.
    Vui vẻ, hạnh phúc thật nhiều anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng đùa tý nào cả đâu CKN ạ! Ko phải cứ bạ cái gì cũng ăn, cũng uống...

      Xóa
  21. Trời,lâu quá ko gặp.
    Nhưng gặp là có lợi ngay:ở bẩn sống lâu.
    Lão sẽ ở bẩn.hjjjj

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão cứ ở bân thử đi
      người thân của lão nói gì hẵng hay!

      Xóa
  22. Em sang thăm, mến chúc anh và gia đình tối thứ tư ngủ thật ngon giấc nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ anh mới rỗi để vào mạng đây! Chúc ngủ ngon!

      Xóa
  23. anh ơi, mấy ngày nay đâu mất tiu? hehe

    Trả lờiXóa
  24. Bữa nay gái điện giá nước tăng nên ở bẩn là thượng sách hiiiii...chúc anh luôn vui vẻ an lành!

    Trả lờiXóa
  25. EM QUA THĂM BÁC ... DẠO NÀY BÁC BẬN KO VIẾT BÀI HẢ.....

    Trả lờiXóa
:)) w-) :-j :D ;) :p :-( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| :-T :] x( o% b-( :-L @X =)) :-? :-h I-) :bh :8) :b) :-s :-r :O) :m)

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]

(Click vào dòng "Đăng ký qua email" để nhận được email thông báo trả lời comment)