Vệ sinh sạch sẽ qua
mức có thể gây nên bệnh Alzheimer?
Người dân ở các
nước giàu đang có nguy cơ bị bệnh này cao hơn vì họ ít tiếp xúc với vi khuẩn
hơn.
Could
GOOD hygiene cause Alzheimer's? People in wealthy countries are at 'greater
risk' as they have less contact with bacteria
·
Nghiên cứu đã khảo sát mối liên hệ giữa vệ sinh và căn bệnh
Alzheimer's tại 192 quốc gia.
·
Ở các nước có nguồn nước uống sạch, tỷ lệ người bị bệnh Alzheimer's
cao hơn 9%.
·
Các nước ít bị bệnh nhiễm trùng hơn có tỷ lệ người bị bệnh Alzheimer's
cao hơn 12%.
PUBLISHED: 14:03 GMT, 4 September
2013 | UPDATED: 14:08
GMT, 4 September 2013
Các nhà khoa học cho rằng: Sống vệ sinh sạch sẽ
quá mức có thể góp phần làm tăng các ca bị Alzheimer’s ở các quốc gia phát
triển.
Các nhà khoa học đã tìm
ra mối quan
hệ giữa ‘Thuyết vệ sinh’ và căn bệnh này; một giả thuyết cho rằng, việc không tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh, các virus
và các ký sinh trùng làm hại cho hệ miễn dịch- và đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ người bị bệnh Alzheimer’s ở các nước giàu cao hơn.
Thực tế chỉ ra rằng, ở các nước có nguy cơ nhiễm
trùng tương đối thấp, tỷ lệ người bị Alzheimer’s cao hơn.
Tương tự, điều
kiện vệ
sinh tốt hơn song hành với hiện tượng ngày càng có nhiều dân thành phố bị căn
bệnh thần kinh này.
Nghiên cứu phát hiên ra
mối quan hệ rất đáng chú ý giữa sự thịnh vượng và mức độ vệ sinh của các quốc
gia với số bệnh nhân Alzheimer's.
Các nhà nghiên cứu của
Đại học Cambridge đã nghiên cứu mối liên hệ giữa vệ sinh và tỷ lệ người dân bị
bệnh Alzheimer's ở 192 nước có mức độ giàu
và nghèo khác nhau.
Theo đó, các môi trường sống sạch sẽ có thể làm
cho hệ miễn dịch kém phát triển hơn và có thể làm cho não bị phù nề do Alzheimer’s.
Dr Molly Fox, chủ nhiệm đề tài nói: “ ‘Thuyết vệ
sinh’- quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa môi trường sống càng vệ sinh thì
càng có nguy cơ bị một số bệnh dị ứng và bệnh do không tự miễn dịch- là rất rõ
ràng”.
“Chúng tôi tin rằng,
bây giờ chúng ta cũng đã có thể đưa thêm bệnh Alzheimer’s vào
danh sách các bệnh có liên quan đến vệ sinh”.
Môi trường sống vệ sinh
tại các nước phát triển làm cho con người ít tiếp xúc với một loạt các loại vi
khuẩn. Điều này có thể làm cho hệ thống miễn dịch phát triển kém và có thể làm
cho não bộ phù nề do bị Alzheimer’s.
‘Những phát hiện quan
trọng này là cơ sở để dự báo tình trạng bệnh tật của thế giới trong tương lai,
nhất là tại các nước đang phát triển vì điều kiện vệ sinh ngày càng được cải
thiện.”
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các nước được
tiếp cận với nguồn nước uống sạch, như LH Anh, Pháp, có
tỷ lệ dân bị Alzheimer’s cao hơn 9% so với các nước có số dân được dùng nước
sạch chỉ bằng ½ các nước phát triển, như Kenia và Căm pu
chia.
Các nước có tỷ lệ bệnh nhiễm trùng thấp hơn rất
nhiều như Thụy sỹ, Ai-len lại có tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer’s cao hơn đến 12% so
với những nước có tye lệ bệnh nhiễm trùng cao như Trung quốc và Ghana.
Các nước có hơn ¾ dân số sống ở thành thị như LH
Anh và Úc, có số người bị bệnh này cao hơn 10% so với các nước
như Bangladesh và Nepal, nơi chỉ có 10% dân sống ở thành thị.
Nói tóm lại, sự khác nhau về mức độ vệ sinh,
bệnh nhiễm trùng và tỷ lệ đô thị hóa chiếm 33%, 36% và 28% trong nguyên nhân
gây nên sự khác nhau trong tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer’s giữa các quốc gia.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng
bệnh Alzheimer’s ít ảnh hưởng đến Mỹ latinh, Trung quốc và Ấn độ hơn so với Châu
Âu.
Nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng: Thậm chí, trong các khu vực nói trên, số dân sống ở
thành thị bị Alzheimer’s nhiều hơn ở nông thôn.
Thuyết vệ sinh dựa trên quan điểm cho rằng việc
không cho cơ thể tiếp xúc với ‘bẩn’ dưới dạng các vi khuẩn và các loại vi trùng
gây nhiễm trùng làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các tế bào bạch cầu,
các thành phần chính của hệ miễn dịch.
Đặc biệt, các tế bào T
của hệ miễn dịch được cho là bị ảnh hưởng nhiều. Tế bào T có các chức
năng khác nhau, kể cả tấn công và tiêu diệt các kẻ thù bên ngoài xâm nhập vào
cơ thể và giữ vai trò thống lĩnh các bộ phận khác trong hệ miễn dịch.
MỘT SỐ tế bào được gán cho cái tên “điều tiết” có vai trò thống lĩnh, chỉ huy hệ
thống miễn dịch khi không còn khả năng kiểm soát.
Khi các tế
bào T điều tiết mất khả năng điều tiết thì có thể dẫn đến các bệnh
nhiễm trùng và bệnh không tự miễn dịch.
Việc thiếu các tế bào T điều tiết là nguyên nhân
gây phù nề cho não thường thấy ở các bệnh nhân Alzheimer’s.
Ngày nay, có hơn 50% số
dân bị Alzheimer’s sống ở các nước đang phát triển, con số này dự tính sẽ tăng
lên 70% vào năm 2025.
“Việc tiếp xúc với các
vi khuẩn là rất quan trọng để điều tiết hệ thống miễn dịch” các nhà nghiên cứu
đã viết như thế.
Họ nói thêm rằng, kể từ khi đô thị hóa toàn cầu
bắt đầu tăng lên vào cuối thế kỷ 19, dân số của nhiều nền thịnh vượng thế giới
ngày càng ít được tiếp xúc với những vi khuẩn “thân thiện” do họ dần không phải
tiếp xúc với súc vật, phân và đất”.
“Tuổi thọ ngày càng tăng
và bệnh Alzheimer’s ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển chính là một
trong những thách thức lớn nhất trong thời đại chúng ta” vị tiến sỹ trưởng đề
tài nói.
Ông nói thêm: “Ngày nay,
có hơn 50% số dân bị Alzheimer’s sống ở các nước đang phát triển, con số này dự
tính sẽ tăng lên 70% vào năm 2025.”
“Việc nhận thức tốt hơn
rằng, vệ sinh môi trường sống ảnh hưởng đến nguy cơ
bị Alzheimer’s như thế nào, có thể mở ra một con
đường mới cho cả chiến lược xây dựng lối sống và chiến lược phát triển ngành
dược nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh Alzheimer’s”
Thuyết vệ sinh thường được cho là chủ yếu nói về
thời thơ ấu, khi mà hệ miễn dịch vẫn đang phát triển.
Nhưng đối
với Alzheimer’s, các nhà khoa học lại cho rằng, việc tiếp xúc với vi khuẩn, vi
trùng trong suốt cuộc đời của một con người cũng có thể rất quan trọng.
Là bởi vì số lượng tế bào T điều tiết lại đạt
tối đa tại một số thời điểm khác nhau trong cuộc đời, ví dụ ở tuổi vị thành
niên và tuổi trung niên.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp
chí Tiến hóa, Y học và Y tế cộng đồng - the journal Evolution, Medicine and
Public Health.